Khi công trình hoàn thành, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện thi công, thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu toàn phần công trình. Thể hiện trong biên bản nghiệm thu công trình gồm có phần kiến trúc (tổng diện tích sàn xây dựng thực tế, các tầng, bao lơn…).

Đây là thủ tục được thực hiện trước khi sử dụng và đăng ký quyền sở hữu công trình, theo đó chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và tư vấn thiết kế phải tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng (theo mẫu in sẵn). Phần việc này trước đây do cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện.Trường hợp khi xây dựng mà không bắt buộc phải có giấy phép xây dựng thì không cần phải thực hiện thủ tục hoàn công.

Trình Tự Hồ Sơ Hoàn Công:

 

Thành Phần Hồ Sơ Hoàn Công:

  1. Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất photo công chứng. ( 2 bản)
  2. Bản vẽ xin phép xây dựng.
  3. Giấy phép xây dựng.
  4. Chứng minh nhân dân + sổ hộ khẩu photo.( 1 bản).
  5. Hóa đơn vật tư và nhân công xây dựng đầu vào.

Hoàn Công Nhà Gồm Những Loại thuế Nào?

 

Khi tiến hành xây dựng nhà ở, thuế xây dựng cần được kê khai và thực hiện đóng thuế đầy đủ. Pháp luật hiện hành quy định thuế xây dựng nhà ở gồm những khoản như sau:

  1. Thuế VAT vật tư đầu vào (bao gồm: xi măng, cát, đá, sắt…).
  2. Thuế nhân công đầu vào.
  3. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
  4. Lệ phí trước bạ giá trị nhà.

Tùy vào từng trường hợp mà cách tính thuế của từng khoản có sự khác nhau. Mặc dù vậy, bất kì ai khi xây dựng nhà ở đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế là các khoản đã nêu ở trên.

Cách Tính Thuế Hoàn Công Nhà:

 

Ở đây ta có 4 loại thuế nêu trên:

Thuế vật tư và nhân công đầu vào được tính theo thông báo giá của từng tỉnh do sở tài chính ban hành được tính theo giá trị ngôi nhà

Thuế GTGT phải nộp = (Doanh thu tính thuế) x (Tỉ lệ % tính thuế GTGT)

Trong đó

Tỉ lệ % doanh thu tính thuế GTGT được áp dụng như sau:

  • Đối với Hợp đồng xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỉ lệ 5%.
  • Đối với Hợp đồng xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỉ lệ 3%.
  • Doanh thu tính thuế.

Là toàn bộ giá trị công trình hay phần việc xây dựng phải thực hiện được xác định theo Hợp đồng xây dựng; hoặc theo diện tích và đơn giá (tính trên 1 đơn vị diện tích).
Trường hợp chủ thầu không bao thầu cả nguyên vật liệu, chỉ thầu nhân công, doanh thu tính thuế của chủ thầu sẽ được tính dựa trên tổng số tiền nhân công xây dựng chủ nhà phải trả cho chủ thầu theo hợp đồng khi hoàn thành công trình.
Cơ quan thuế sẽ thực hiện việc quyết định doanh thu thế phải nộp khi hợp đồng xây dựng thỏa thuận về giá nhưng không phù hợp với giá trị thực thanh toán tại địa phương.

Thuế thu Nhập Cá nhân

 

Theo quy định tại thông tư 92/2015/TT-BTC, những nhân công xây dựng nhà ở khi bạn thuê được xem là cá nhân kinh doanh dịch vụ xây dựng, do đó cần phải thực hiện nộp thuế như với cá nhân kinh doanh.

Mức Thuế Thu Nhập Cá Nhân Khi Xây Nhà Ở:

Thuế thu nhập cá nhân khi xây nhà ở được tính theo công thức sau:

Thuế TNCN phải nộp = (Doanh thu tính thu nhập chịu thuế) x (Tỉ lệ TNCT trên doanh thu) x (Tỉ lệ thuế TNCN) (tạm thu 10%)

Trong đó:

» Tỉ lệ (%) TNCT tính trên doanh thu: được áp dụng tỉ lệ tạm thu là 10% theo quy định tại của các văn bản pháp luật thuế TNCN hiện hành.

» Doanh thu tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân được xác định bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế.

Lệ Phí trước Bạ Được Tính Như thế nào:

Theo % trên tổng giá trị gói thầu và được tính dưa vào hướng dẫn của BTC.

Hiện nay, có rất nhiều người mua phải nhà chưa hoàn công hoặc gặp một số vấn đề nên không thể hoàn công nhà. Khi gặp vấn đề này, người chủ sở hữu sẽ gặp một vài rắc rối khi chuyển nhượng hoặc giải tỏa đền bù. Và một số người cũng thường thắc mắc liệu nhà chưa hoàn công có làm hộ khẩu được không? Vậy hãy cùng tìm câu trả lời cho những câu hỏi này nhé!

thủ tục hoàn công nhà

Giải đáp thắc mắc những rủi ro khi không hoàn công nhà ở

Sau khi hoàn thành bất cứ công trình nào đi nữa thì đều cần phải hoàn thành thủ tục hoàn công. Ngoại trừ các trường hợp nhà nước không quy định. Đối với công trình nhà ở, nếu không hoàn thành thủ tục hoàn công. Thì gia chủ sẽ đối mặt với một số rủi ro như sau:

  • Rất khó mua bán khi chưa hoàn công nhà: Hoàn thành thủ tục hoàn công nhà nhằm mục đích khẳng định quyền sở hữu hợp pháp tài sản nhà cửa của gia chủ trên mảnh đất đó. Mặc dù vẫn có thể mua bán được nhưng người mua sẽ rất e dè và không dám mua những ngôi nhà chưa hoàn công. Hoặc đôi khi giá chuyển nhượng sẽ thấp hơn rất nhiều so với nhà đã được hoàn công. Vì nếu không có sổ đỏ hoàn công thì người mua chỉ có thể công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không thể chuyển nhượng nhà trên mảnh đất đó.
  • Gặp khó khăn nếu bị giải tỏa quy hoạch: Khi khu đất nằm trong vùng quy hoạch thì gia chủ sẽ không được đền bù tài sản trên đất nếu không có giấy tờ pháp lý chứng minh sở hữu căn nhà. Trong trường chưa hoàn công, thì chủ nhà chỉ nhận được đền bù cho mảnh đất mà thôi.

Bên cạnh đó, nhà chưa hoàn công cũng sẽ gặp một số vấn đề khác. Có thể thấy đây là một bước rất quan trọng khi hoàn thành công trình nhà ở mà các chủ đầu tư cần lưu ý.

Liệu nhà chưa hoàn công có làm hộ khẩu được không?

Điều kiện để có thể đăng ký thường trú (hay đăng ký hộ khẩu) là công dân có chỗ ở hợp pháp. Thuộc quyền sở hữu của mình tại tỉnh/thành phố muốn đăng ký. Vì thế, những ai muốn đăng ký hộ khẩu tại  địa phương phải có giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trong trường hợp nhà của bạn chưa được hoàn hoàn công. Thì có nghĩa là bạn không thể chứng mà nhà ở của mình là hợp pháp. Vì thế không thể đăng ký tạm trú hay hộ khẩu với nhà chưa hoàn công. Cho nên những ai có ý định mua nhà nên tìm hiểu kỹ các giấy tờ pháp lý liên quan đến ngôi nhà. Trước khi đưa ra quyết định mua nhằm tránh các rắc rối đáng tiếc xảy ra.

thủ tục hoàn công nhà

1. Công trình tín ngưỡng, tôn giáo là gì?

Tín ngưỡng và tôn giáo theo quy định tại Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 như sau:

– “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng” (khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016).

– “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” (Khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016).

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo

1.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng 

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Sử dụng mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. Mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500. Kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50. Kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thng hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

1.2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Sử dụng mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500. Kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50. Kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thng hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan tôn giáo theo phân cấp.

2. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ đầu tư nộp hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng tại Sở Xây dựng.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sở Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. Kiểm tra hồ sơ.

Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định: ghi giấy biên nhận

Nếu hồ sơ không đáp ứng các quy định: hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ; kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, Sở Xây dựng phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế. Để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì Sở xây dựng có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết.

Bước 4: Lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực có liên quan

Sở Xây dựng có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.

Bước 5: Cấp giấy phép xây dựng

Sở Xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện cấp phép để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện cấp phép, Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho Chủ đầu tư. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Sở Xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ.

Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép, Sở Xây dựng có văn bản trả lời tại nơi tiếp nhận hồ sơ, theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

prev_doitac next_doitac