Kiến trúc là sự vận động giao thoa , biểu hiện của văn hóa trong một khu vực, đất nước . Ngày nay khi thế giới phẳng và sự kết nối diễn ra trên toàn thế giới thì phong cách kiến trúc văn hóa được du nhập ngày càng nhiều. MAC CHUAN xin được giới thiệu đến các bạn top 10 phong cách thiết kế kiến trúc thịnh hành mà bạn có thể lựa chọn sử dụng trong xây dựng cho ngôi nhà của mình. Đây là những kiến trúc thịnh hanh và nhận được nhiều sự lựa chọn nhất. Bài viết có tham khảo thêm một số tài liệu khác, hy vọng các bạn sẽ đón nhận.

1. Phong cách kiến trúc Hiện Đại.

Phong cách kiến trúc Hiện Đại được khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ trước khi xã hội công nghiệp bắt đầu phát triển và phát triển mạnh trong những năm gần đây. Với đặc trưng trong thiết kế và sử dụng vật liệu không thể nhầm lẫn như sử dụng các màu sắc đơn giản. Sử dụng vật liệu chủ yếu là kính, kim loại, bê tông…Kiểu dáng gọn gàng, ngăn nắp, ít các chi tiết trang trí rườm rà.

Đặc trưng nổi bật của phong cách thiết kế kiến trúc hiện đại:

  • Màu sắc được sử dụng đơn giản, các tông màu nhạt từ 1-2 tông làm chủ đạo
  • Chất liệu xây dựng được ưu chuộng là kính, nhôm, bê tông nhẹ và các loại vật liệu kỹ thuật.
  • Kiểu dáng đẹp, được sắp xếp chuẩn chỉnh, ngăn nắp và thiết kế từ đầu, ít dư thừa
  • Ít sử dụng các loại tranh , ảnh hoặc vật dụng phụ kiện nhiều màu sắc để trang trí.

2. Phong cách thiết kế kiến trúc nội thất đương đại.

  • Phong cách kiến trúc này có thể gây nhiều nhầm lẫn hoặc biểu hiện trộn lẫn giữa các phong cách thiết kế kiến trúc. Mọi người thường nhầm lẫn giữa đương đại ( bắt nguồn từ cuối thế kỷ 20 – hiện nay ) và Hiện đại ( từ những năm đầu thế kỷ 20).
  • Phong cách đương đại là phong cách kết hợp với sự vận động và phát triển của xã hội. Như việc những năm đầu 2005- 2010 các gia đình sử dụng tủ tường cao, khảm trai các bộ bàn ghế được trang trí rất cầu kỳ… Nhưng đến nay lại đổi sang các loại kệ tủ thấp, bàn ghế chuyển sang dùng sofa hoặc đơn giản hơn.
  • Phong cách đương đại phù hợp trong một thời gian và thời kỳ nhưng lại dễ dàng thay đổi cho phù hợp.

3. Phong cách thiết kế tối giản:

Phong cách thiết kế kiến trúc tối giản được khởi xướng bởi người di cư đến Úc khi công nghiệp chưa phát triển. Phong cách kiến trúc nhà ở cần sử dụng tối giản nhưng vẫn đầy đủ công năng mà không gây nhàm chán. Phong cách tối giản được phát triển và được thấy nhiều trong những năm gần đây khi các căn nhà diện tích nhỏ. Không gian xây dựng hạn chế. Trong đó phát triển nhất với phong cách kiến trúc này nhất chính là người Nhật. Khi họ tận dụng tối đa các không gian trống trong ngôi nhà để làm kho chứa đồ một cách rất thông minh.

Đặc trưng nổi bật của phong cách thiết kế :

  • Sử dụng các thiết kế kết hợp như ghế kéo thành giường,giường và tủ kết hợp…..
  • Ghế có thể cất gọn xếp chồng lại với nhau.
  • Tạo khu vực dùng chung và kết hợp.
  • Sử dụng bảng màu trung tính hoặc các màu nhẹ.
  • Tiết kiệm chi phí.

4. Phong cách thiết kế kiến trúc công nghiệp.

Được xuất hiện cùng thời gian với phong cách hiện đại, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng. Phong cách này các bạn sẽ thấy xuất hiện ở rất nhiều quán ăn, quán cà phê. Đặc trưng là quán cà phê cộng, sử dụng những thiết kế cực kỳ rõ ràng, giữ nguyên đường nét, chất liệu.

  • Đặc trưng phong cách:
  • Giữ lại nét đặc trưng cho vật liệu: Bàn gỗ cắt mà không mài bóng sơn nhẵn, tường chưa được trát.Gỗ không sơn…..
  • Phần trần nhà có thể giữ nguyên lại hoặc được sơn nhẹ chống bụi. Phần đường ống, dầm… được giữ nguyên thấy rõ.
  • Bảng màu cân bằng theo màu đã định hoặc các vật liệu đăc trưng trong sử dụng.
  • Tôn vinh nét văn hóa tiết kiệm.
  • Phong cách này rất thích hợp với các bạn phong cách bụi, thích sống thật và mạnh mẽ…

5. Phong cách kiến trúc cận đại.

Phong cách cận đại là việc sử dụng những lối kiến trúc, nội thất cảnh quan của thế kỷ trước từ những năm 50 -70. Tại Việt Nam phong cách này thường được các quán cà phê thể hiện rất rõ, đặc biệt là tại khu vực Hội An hoặc các tỉnh nam trung bộ. Việc phối hợp giữa nhà- vườn – nội thất – phong cách sẽ mang hơi hướng hoài cổ. Với các vật dụng cũ hoặc có đường nét thô sơ. Những người cao tuổi, hoặc thích hoài niệm rất thích phong cách kiến trúc này.

Ngày nay việc kết hợp giữa phong cách cận đại trong xây xựng sẽ tạo nên những không gian sống trải nghiệm rất chill. Có nhiều người lựa chọn phong cách cận đại của Châu Âu để đưa vào thiết kế và xây dựng tại Việt Nam. Nhưng riêng cá nhân của MAC CHUAN thì phong cách kiến trúc cận đại của Việt Nam cũng có những nét rất đặc trưng và đẹp.

6. Phong cách kiến trúc Bắc Âu.

Nếu nói về phong cách kiến trúc đang được ưu chuộng hiện nay mà thiếu được phong cách kiến trúc Scandinavian là một điều thiếu sót. Thuộc khu vực Bắc Âu  các quốc gia tại khu vực này thường sử dụng những vật liệu có sẵn là gỗ thông, lông thú… Nhưng trong thời kỳ hiện đại như hiện nay, các loại vật liệu như nhựa sáng màu, sơn , men gốm…được sử dụng nhiều cho hợp với thiết kế

 

các phong cách kiến trúc nội thất
 

7. Phong cách kiến trúc Đông Á – Nhật – Hàn

  • Là một trong những nơi có sự giao lưu văn hóa lớn với Việt Nam. Lượng người sinh sống lao động của các nước này tại Việt Nam cũng khá là lớn, vì vậy sự giao lưu kết hợp văn hóa là điều không thể tránh khỏi. Trong đó một phần không nhỏ người dân Việt Nam yêu thích phong cách thiết kế này.
  • Đặc điểm nổi bật nhất là các khu vườn Nhật Bản, Hồ cá Koi, sử dụng cây bonsai hoặc phong cách kiến trúc kết hợp như các cửa trượt… được sử dụng rất nhiều.

8. Phong cách kiến trúc Nam Á – Thái Lan.

  • Nhà mái thái… có lẽ đây là phong cách quốc dân hiện tại ở các vùng quê Việt Nam trong tầm 5 năm trở lại đây. Với chi phí xây dựng trung bình, dễ thiết kế, dễ kết hợp với các phong cách kiến trúc khác. Đặc biệt hợp với khí hâu của Việt nam thì phong cách thiết kế kiến trúc của Thái Lan được rất nhiều người đón nhận.
  • Đặc trưng của phong cách là việc cách tân các mái thái cong của phong cách kiến trúc Thái Lan thành kiểu mái thẳng.
  • Họa tiết tran trí cầu kỳ – thành họa tiết trang trí đơn giản hơn với các loại phào chỉ đợn giản. Màu sắc sử dụng đa dạng hơn trong thiết kế.

9. Phong cách thiết kế mộc mạc – Rustic

  • Phong cách Rustic mới nhìn bạn có thể nhầm lẫn với phong cách công nghiẹp vì sự mộc mạc của mình.Nhưng Rustic lại thể hiện một cái nhìn mới đơn giản hơn về cuộc sống. Hiện nay phong cách này được rất nhiều các bạn trẻ sử dụng decor cho ngôi nhà của mình , Elkay cũng thấy nhiều quán chà chanh, cà phê, quán ăn đang sử dụng để decor cho quán ăn của mình.
  • Đặc trưng phong cách.
    • sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có, dễ thu thập hoặc các vật liệu đơn giản, như lá cây, quả thông, lá bàng….
    • Hoàn thiện mức độ hoặc giữ nguyên đặc thù của vật liệu xây dựng.
    • Sử dụng vật trang trí đơn giản giỏ cây, bình gốm, lẵng hoa quả….
    • Mái vòm, dầm đà bằng gỗ, sàn gỗ là đặc trưng dễ nhận biết nhất
  • Đối tượng phù hợp: mọi lứa tuổi, những người yêu thích thiên nhiên

10. Phong cách thiết kế kiến trúc tự do – Boho

  • Các bạn yêu thích và thường xuyên đi du lịch chắc chắn rất dễ nhận thấy rất nhiều địa điểm du lịch có các trang trí decor nhìn rất lạ mắt, không có quy luật gì. Đôi khi sử dụng những màu sắc đối lập hoặc rất nổi bật , đôi khi là sự kết hợp đến kỳ lạ của các không gian như giữa không gian bãi biển đồi núi hoang sơ. Xuất hiện một vài cối xay gió bán đồ ăn nhưng bên trong lại trang trí theo phong cách hiện đại.

  • Phong cách kiến trúc tự do giúp con người có thể thỏa sức sáng tạo và sống thật với trải nghiệm và những gì mình đang có.Phong cách này phù hợp với các bạn trẻ yêu thích tự do và sự phá cách.

Bài viết sau đây tổng hợp những phong cách kiến trúc cổ xưa đến bây giờ. Điểm qua lịch sử thiết kế một cách đơn giản cùng MACCHUAN ngay bây giờ.

Các bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây:

  1. Phong cách kiến trúc cổ điển
  2. Phong cách Romanesque
  3. Phong cách Gothic
  4. Phong cách Baroque
  5. Phong cách Tân cổ điển
  6. Phong cách Beaux-Arts
  7. Phong cách Art Nouveau
  8. Phong cách Art Deco
  9. Phong cách Bauhaus
  10. Phong cách hiện đại
  11. Phong cách hậu hiện đại
  12. Phong cách Deconstructivism – Phong cách giải kết cấu
  13. Phong cách Byzantine
  14. Phong cách Phục Hưng

1. Phong cách kiến trúc cổ điển

Kiến trúc cổ điển hay còn được gọi là cổ đại bắt nguồn từ Hy Lạp vào giai đoạn giữa thế kỉ thứ 7 và thứ 4 trước Công Nguyên. Phong cách thiết kế cổ đại thời điểm đó là những đền thờ, cung điện được xây dựng hoàn toàn bằng đá với nguyên tắc đối xứng, hình học, luật xa gần và trật tự nhất định.

Điểm đặc biệt tiếp theo của phong cách kiến trúc cổ đại chính là “thức cột kiến trúc”: Doric, Corinthian, Ionic và hầu như tất cả kiến trúc thời điểm bấy giờ đều lấy 3 thức cột này làm mốc.

Kiến trúc nổi bật nhất của phong cách thiết kế cổ điển chắc chắn là đền thờ Parthenon, được xây dựng vào thế kỷ V trước Công Nguyên tại Athens. Các thức cột làm nhiệm vụ chịu lực, đỡ nóc đền thờ hình tam giác.

 

các phong cách kiến trúc

 

Đền thờ mang phong cách cổ điển

2. Phong cách Romanesque

Phong cách Romanesque nổi lên mạnh mẽ ở Châu Âu vào giữa Thế Kỷ VI. Phong cách kiến trúc này gắn chặt với bối cảnh chiến tranh thời điểm bất ngờ với những bức tường đá kiên cố, chỉ hở ra những ô cửa sổ hình bán nguyệt.

Phong cách được lấy ý tưởng bởi đế chế La Mã cổ đại và áp dụng rất nhiều vào các nhà thờ thời điểm này. Một trong những kiến trúc đặc sắc nhất, lột tả rõ nét nhất phong cách thiết kế kiến trúc Romanesque chính là nhà thờ Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha, nhà thờ được xây dựng suốt thời kỳ thập tự chinh và là niềm tự hào của người Tây Ban Nha cũng như phong cách Romanesque.

 

các phong cách thiết kế nội thất đẹp

 

Nhà thờ Santiago de Compostela với các đặc điểm nổi bật và hiện đại

Mời các bạn xem thêm video tham khảo dưới đây:

 

100 công trình kiến trúc nổi tiếng nhất trong lịch sử

 

3. Phong cách Gothic

Phong cách Gothic (tiếng Latin: francigenum Opus ) là một phong cách mà phát triển mạnh mẽ ở châu Âu cuối thời Trung Cổ . Phong cách Gothic khởi nguồn từ kiến trúc La Mã và được thành công bởi kiến trúc Phục hưng . Bắt nguồn từ Pháp ở thế kỷ 12 , Gothic được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là ứng dụng trong các nhà thờ chính tòa và nhà thờ với mái vòm và vòm hầm cho đến thế kỷ 16.

Không phổ biến trong thi công nội thất văn phòng hiện đại, các tác phẩm kiến trúc Gothic hầu hết là những công trình kiến trúc cổ được Unesco công nhận di sản văn hóa thế giới, điển hình là Nhà Thờ Đức Bà và nhà thờ Reims.

 

mẫu phong cách thiết kế

 

Phong cách kiến trúc Reims Cathedral là sự tài ba của các kiến trúc sư

4. Phong cách Baroque

Phong cách Baroque xuất hiện và nổi lên từ thế kỷ 16 dưới chế độ quân chủ chủ nghĩa tại Châu Âu trên thế giới. Thường phong cách kiến trúc Baroque sẽ được tìm thấy ở những nơi mang tính tôn giáo là chủ yếu. Phong cách Baroque đặc trưng với “ánh sáng phóng đại, cảm xúc mạnh mẽ, thoát khỏi sự kìm hãm, và thậm chí là một loại chủ nghĩa giật gân của nghệ thuật”.

Những điểm chung của phong cách Baroque bao gồm một không gian chính diện làm trung tâm, nơi mà mọi người có thể nhìn thấy được toàn bộ kiến trúc như: bàn thờ, trụ cột,..và một mái vòm để đón ánh sáng.

Một trong những kiến trúc mang đậm phong cách Baroque chính là nhà thờ Gesù tại Rome.

 

các mẫu phong cách kiến trúc đẹp

 

Nhà thờ Gesù, Rome

5. Phong cách Tân cổ điển

Phong cách Tân cổ điển là phong cách giao thoa giữa sự hiện đại và hoài cổ, minh chứng cho việc này là cuối thế kỷ 18 những kiến trúc là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ đại với các cột trụ của La Mã. Đặc trưng của kiểu kiến trúc này đó là sự liên quan mật thiết đến bối cảnh Kinh Tế, Xã Hội thời điểm đó khi mà các sinh viên giới thượng lưu có những chuyến đi vòng quanh Thế Giới và kết hợp những nét cổ xưa mà mình thấy được vào sự hiện đại.

Phong cách thiết kế này tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến thế kỷ 19 và được nhiều quốc gia áp dụng. Đặc biệt, đây là phong cách rất phổ biến trong trang trí nội thất biệt thự.

 

Những phong cách kiến trúc ấn tượng

 

Altes Museum, Berlin là một công trình phong cách kiến trúc độc đáo

6. Phong cách Beaux-Arts

Phong cách này được khởi nguồn từ một trường Mỹ Thuật của Pháp vào những năm 1830. Phong cách là sự giao thoa giữa các phong cách kiến trúc trước đó như: Tân cổ điển Pháp, Gothic và thời kỳ Phục Hưng trên thế giới. Tuy nhiên Beaux – Arts vẫn sử dụng những vật liệu hiện đại như kính và sắt.

Phong cách này tuy khởi nguồn tại Pháp nhưng lại phát triển mạnh mẽ trên đất Mỹ với kiến trúc nổi tiếng Grand Central Terminal New York.

 

phong cách thiết kế kiến trúc ấn tượng

 

Nhà ga Grand Central, New York cổ điển trong góc nhìn của các kiến trúc sư

7. Phong cách Art Nouveau

Art Nouveau là phong cách trang trí tỉ mỉ, phức tạp bằng cách sử dụng những đường thẳng không đối xứng, thường mô tả các hình xoắn hay hoa lá, hoặc đôi khi là mái tóc đang của người phụ nữ đang bay trong gió.

Phong cách Art Nouveau được coi là một trong những phong cách gây ấn tượng nhất của nghệ thuật trang trí, nó xuất hiện trong trang trí nội thất, các tác phẩm làm từ thuỷ tinh hoặc đồ trang sức.

Tác phẩm nổi tiếng mang đậm phong cách Art Nouveau là Tòa nhà Casa Batlló tại Barcelona.

 

Những phong cách thiết kế kiến trúc ấn tượng

 

Màu sắc tòa nhà Casa Batlló gây ấn tượng trong mắt du khách ghé qua

8. Phong cách Art Deco

Phong cách này xuất hiện tại Pháp trước thế chiến thứ I và mang hơi hương của Art Nouveau, Art Deco đã ảnh hưởng đến khá nhiều lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế. Art Deco là sự hòa trộn giữa hiện đại và thủ công kèm theo những vật liệu sang trọng.

Nhà hát Champs-Elysées của Perret (1913) là đánh dấu một sự khởi đầu của thiết kế Art Deco.

 

xu hướng kiến trúc trong thiết kế

 

Nhà hát des Champs-Élysées, Paris

9. Phong cách Bauhaus

Phong cách này được ra đời tại một trường thiết kế đầu tiên vào thế kỷ 20. Nó chính là một bài diễn văn nói về sự kết hợp giữa thiết kế đồ họa đến nghệ thuật từ nhựa và phong  cách tiếp cận tiên phong tại Đức.

Các kiến trúc đại diện cho phong cách Bauhaus như  Viện bảo tàng Bauhaus Archiv, Reisfeld House ở Israel,..

 

phong cách kiến trúc trong thiết kế

 

Bauhaus Dessau.

10. Phong cách hiện đại

Phong cách hiện đại được bắt đầu vào nửa đầu thế kỷ 20. Nó được khởi nguồn từ Đức cùng với thời điểm của phong cách Bauhaus, hoặc ở Pháp với Le Corbusier.

Phong cách hiện đại là các công trình khác nhau có đặc điểm tương đồng về sự tối giản trong bố cục hình khối, không gian, tổ chức mặt bằng tự do và mặt đứng… đồng thời loại bỏ việc sử dụng các họa tiết của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng các vật liệu hiện đại như kính, thép, nhôm, bê tông, gạch…

 

các phong cách thiết kế nội thất đẹp

 

Weissenhof-Siedlung House, Stuttgart, được thiết kế bởi Le Corbusier

11. Phong cách hậu hiện đại

Từ những năm 1992, sự khởi đầu của cuộc Đại Suy Thoái và hàng loạt chỉ trích về kiến trúc Hiện Đại, phong cách kiến trúc hậu hiện đại bắt đầu bùng nổ. Nếu đặt lên bàn cân thì kiến trúc hậu hiện đại chính là sự kết hợp giữa hiện đại và cổ điển, bổ sung thêm đường tròn và đường parabol so với đường thẳng của hiện đại.

 

các mẫu phong cách thiết kế

 

Tòa nhà Portland với màu sắc sang trọng

12. Phong cách Deconstructivism – Phong cách giải kết cấu

Deconstructivism trên thực tế đây không phải là một phong cách mới, cũng không phải là tiên phong để thay đổi kiến trúc hay xã hội. Nó không tuân theo “quy tắc” hoặc có tính thẩm mỹ cụ thể nào, cũng không phải là một cuộc nổi loạn chống lại các phong cách nhàm chán hiện tại của xã hội.

Một sự kiện đánh dấu sự phát triển cho chủ nghĩa giải kết cấu đó là sự kiện  triển lãm MoMA năm 1988, nơi tập hợp các tác phẩm của Peter Eisenman, Frank Gehry, Zaha Hadid, Rem Koolhaas, Daniel Libeskind, Bernard Tschumi và Wolf Pri, do Phillip Johnson quản lý.

 

các phong cách kiến trúc nổi bật

 

Parc de la Villette được thiết kế và xây dựng bởi Bernard Tschumi.

13. Phong cách Byzantine

Kiến trúc Byzantine được xây dựng dựa trên sự nối tiếp của kiến trúc La Mã cổ. Nhưng được thêm thắt về phong cách, tiến bộ của công nghệ. Các tòa nhà được tăng độ khó của hình học, gạch hay thạch cao được sử dụng nhiều hơn, các trật tự thiết kế cũng được sử dụng một cách tự do hơn.

 

phong cách thiết kế kiến trúc nổi bật

 

Thánh đường Palatina với những họa tiết đặc biệt và đậm chất riêng

14. Phong cách Phục Hưng

Kiến trúc theo phong cách Phục Hưng của thời kỳ giữa thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 17 rải rác khắp các vùng Châu Âu. Kiến trúc Phục Hưng là sự kết hợp giữa Hy Lạp và La Mã cổ đại cùng với văn hóa vật chất có ý thức. Đây là sự nối tiếp của phong cách Gothic và kế tục của Baroque.

 

Những phong cách kiến trúc nổi bật nhất

 

Le Pantheon nổi bật qua màu sắc của ánh nắng

Ở các nước phát triển, thuật ngữ "nhà lắp ghép" rất phổ biến khi nói đến việc xây dựng nhà hàng, nhà máy, công trường xây dựng,... Mô hình nhà lắp ghép hiện nay đã bắt đầu được xây dựng cho các công trình nhà ở dân dụng tại Việt Nam.

Nhà lắp ghép là gì?

Nhà lắp ghép (có tên tiếng anh là Prefabricated home) hay còn gọi là nhà tiền chế hay nhà lắp ghép module. Nhà lắp ghép là mô hình nhà ở được làm từ thép nhẹ, được sử dụng vật liệu cách nhiệt, cách âm tốt, mang lại tính thẩm mỹ cao phù hợp với mọi công trình. Mỗi một công trình xây dựng sẽ tương ứng với một kiểu nhà lắp ghép khác nhau dựa trên quy cách riêng tại nhà máy sản xuất chuyên dụng.

Có hai loại nhà lắp ghép:

Nhà lắp ghép 1 phần: Loại nhà này thường sử dụng sàn bê tông nhẹ lắp ghép sẵn thay vì đổ trần bê tông cốt thép truyền thông. Các công đoạn xây dựng khác như đổ bê tông cột, xây tường đều được thực hiện theo phương thức truyền thống.

Nhà lắp ghép hoàn toàn: Là kiểu nhà sử dụng khung thép tiền chế lắp ghép, sàn bê tông nhẹ lắp ghép và tường lắp ghép.

Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không? Pháp luật Việt Nam không có quy định đặc biệt nào đối với nhà lắp ghép mà chỉ có quy định pháp luật chung cho xây dựng và các công trình xây dựng. Nhà lắp ghép là công trình xây dựng nên khi xây dựng chủ đầu tư cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật về xin phép xây dựng.

Cấu tạo của nhà lắp ghép

Về cơ bản, một mẫu nhà lắp ghép sẽ bao gồm 6 phần:

- Khung cột, vì kèo, xà gồ bằng thép CT3, u mạ kẽm…

- Các tấm che, vách ngăn được làm bằng tôn, giữa là lớp xốp/PU cách nhiệt tốt, cách âm dày 50 đến 100mm.

- Tấm lợp mái được làm bằng tôn có độ dày từ 50 đến100mm.

- Có giằng chống bão, an toàn tuyệt đối.

- Cửa đi và cửa sổ thường là cửa nhôm kính hoặc cửa thép, cửa pano theo yêu cầu.

- Có máng hứng nước.

Ưu điểm của nhà lắp ghép

Tiết kiệm thời gian thi công

Thông thường, một công trình xây dựng nhà ở đơn giản mất khoảng 20 đến 26 tuần để hoàn thành. Tuy nhiên, mô hình nhà lắp ghép ưu điểm nổi bật là quá trình thi công nhanh chóng. Một ngôi nhà lắp ghép được bàn giao hoàn chỉnh thời gian chỉ từ 2 đến 8 tuần, tùy theo nhu cầu xây dựng của mỗi gia chủ.

Trọng lượng nhẹ phù hợp với nhiều loại địa hình

Việc xây dựng phần móng là vô cùng quan trọng đối với mỗi ngôi nhà. Đối với những ngôi nhà truyền thống thường phải xây móng nặng, nền đất cần diện tích rộng. Trong khi đó, nhà lắp ghép do vật liệu nhẹ nên có nền móng thiết kế đơn giản và có thể xây dựng trên mọi địa hình kể cả bê tông, nền đất yếu, thậm chí là mặt nước.

Chi phí xây dựng thấp

Do tối ưu hóa được thời gian, giúp hạn chế phát sinh trong quá trình xây dựng nên nhìn chung chi phí xây dựng nhà lắp ghép thấp hơn so với nhà truyền thống.

Dễ dàng mở rộng và di chuyển

Một ưu điểm khác của nhà lắp ghép là dễ mở rộng và nâng cấp với chi phí hợp lý. Ngoài ra, nhà lắp ghép còn có thể di chuyển đến vị trí khác do công cụ lắp ráp rất đơn giản. Đây là giải pháp tuyệt vời cho người dân vùng trung du thường xuyên phải tránh lũ.

Thân thiện với môi trường

Nhà lắp ghép được sản xuất tại nhà máy nên bất kỳ vật liệu phụ nào đều có thể được tái chế, giảm thiểu chất thải. Đây là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ môi trường.

Nhược điểm của nhà lắp ghép

Nhà lắp ghép kém bền vững hơn nhà xây bằng gạch hoặc bê tông. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các vật liệu xây dựng mới, nhà lắp ghép đang dần chứng tỏ mình có thể tạo nên những công trình chắc chắn, bền bỉ với tuổi thọ từ 30 đến 50 năm.

Một nhược điểm nhỏ nữa là việc xây dựng nhà lắp ghép có yêu cầu cơ giới hóa rất cao, máy móc được sử dụng nhiều hơn và cần có đủ diện tích để thuận tiện cho việc sử dụng các loại máy móc theo yêu cầu của công nghệ đang sử dụng.

Chi phí xây dựng nhà lắp ghép bao nhiêu tiền 1m2?

Chi phí xây nhà lắp ghép sẽ phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây:

Đầu tiên sẽ phụ thuộc vào giá vật liệu lắp ghép. Trong quá trình lắp ráp nhà, thép được sử dụng với số lượng lớn. Thép cũng có nhiều loại với chất lượng khác nhau. Ngoài ra, bạn cần mua cửa ra vào, nền móng và mái lợp nhà. Vì vậy chi phí mua nguyên liệu sẽ tùy thuộc vào yêu cầu và nhu cầu của gia đình bạn.

Thứ hai, chi phí xây nhà lắp ghép sẽ phụ thuộc vào diện tích sàn và số tầng bạn muốn xây. Các đơn vị nhận xây nhà lắp ghép sẽ báo giá xây nhà theo diện tích xây dựng. Chính vì vậy gia chủ cần tìm hiểu các số liệu liên quan đến xây dựng và giá cả thị trường để có được ưu đãi tốt nhất.

Thứ ba, chi phí xây dựng cũng phụ thuộc vào vị trí của ngôi nhà. So với những nơi bằng phẳng có điều kiện thuận lợi thì việc thi công nhà lắp ghép ở những nơi có địa hình phức tạp đòi hỏi chi phí xây dựng cao hơn.

Với cấu tạo đơn giản, chi phí làm nhà lắp ghép cũng rẻ hơn nhiều so với các loại nhà truyền thống. Hiện nay có rất nhiều đơn vị nhận thi công nhà lắp ghép cấp 4 giá rẻ chỉ trong mức 50 - 100 triệu đồng. 


Khi xây nhà lắp ghép cấp 4 ở mức 100 triệu đồng, căn nhà sẽ tối giản các bước làm móng, ép cọc, gia cố nhưng vẫn an toàn và đáp ứng đủ không gian sử dụng của gia đình từ 2 - 3 thành viên. Vì vậy nếu không có nhiều kinh phí nhưng vẫn muốn có một ngôi nhà chắc chắn và bền thì nhà lắp ghép cấp 4 rất phù hợp với gia đình bạn

Bản vẽ xây dựng công trình là một thuật ngữ chuyên ngành dùng để phác họa những thông tin của công trình một cách chi tiết để khách hàng có thể hiểu được, hình dung được một cách khái quát công trình. Một bộ hồ sơ thiết kế biệt thự đầy đủ bao gồm 3 phần lớn – phần kiến trúc, phần kết cấu, phần điện nước.

– Phần kiến trúc: Thể hiện kiểu dáng, màu sắc, vật liệu từ ngoài vào trong của một công trình nhà ở để từ đó chủ đầu tư hiểu và hình dung được ngôi nhà sau khi xây dựng sẽ như thế nào. phần kiến trúc thể hiện mặt bằng các tầng, số phòng, diện tích phòng, vị trí kích thước các mảng tường, cầu thang, hướng đi các phòng,..

– Phần kết cấu: Thể hiện mặt bằng mặt cắt móng, định vị cột, chi tiết cột, kết cấu cốt thép. Phần này sẽ quyết định đến chất lượng và độ bền vững của một công trình xây dựng, chính vì thế mà việc tính toán này yêu cầu phải chính xác tuyệt đối. Đây cũng là một trong những lý do mà gia chủ phải nhờ đến các kiến trúc bởi không có chuyên môn sẽ không thể tính toán được chính xác.

– Phần điện nước: Bao gồm mặt bằng bố trí hệ thống chiếu sáng và cấp thoát nước, bố trí các đường ống và các công trình ngầm. 

Mỗi một phong cách kiến trúc nhà sẽ có những bản vẽ khác nhau thể hiện cách tính kết cấu khác nhau sao cho phù hợp đảm bảo sự bền vững nhất. Để sở hữu một cơ ngơi đẹp và đáp ứng được nhu cầu của các thành viên trong gia đình đây chính là lý do bạn phải lên bản vẽ  trước khi xây dựng công trình.

  • Bản vẽ thiết kế trước khi đưa vào xây dựng được ví như một dàn ý của một bài văn, nếu như không có dàn ý thì bài văn của bạn sẽ thiếu logic, rời rạc không đảm bảo được ý đồ và nội dung ban đầu. Xây nhà, xây dựng biệt thự cũng như vậy bản vẽ sẽ giúp quá trình thi công diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều và tránh được phát sinh những sự cố.
  • Lý do thứ hai bạn cần phải thiết kế trước khi xây dựng nhà đó là ngôi nhà là tổ ấm là nơi mọi chứng kiến niềm vui hạnh phúc của một gia đình, là cơ ngơi tài sản to lớn mà nhiều người dành dụm cả một đời chỉ mong muốn sở hữu một ngôi nhà khang trang. Vậy nên nếu bỏ ra một số tiền lớn mà xây dựng xong lại không được như ý thì sẽ rất lâu bạn mới có thể sửa chữa lại hoặc tốn thêm nhiều chi phí chỉnh sửa.
  • Kiến trúc sư thiết kế sẽ lên ý tưởng phương án theo nhu cầu công năng của gia chủ sao cho tiện ích nhất để đáp ứng nhu cầu sử dụng thoải mái nhất cho các thành viên trong gia đình.
  • Chi phí là một trong những vấn đề được chủ đầu tư quan tâm hàng đầu khi quyết định xây nhà lựa chọn phong cách kiến trúc. Bản vẽ thiết kế xây dựng trước khi xây dựng sẽ đầy đủ các bảng dự toán vật liệu cần thiết cũng như những chi phí cần thiết cho toàn bộ chi tiết trong ngôi nhà, nếu sau này khoản chi phí này có phát sinh thì cũng sẽ không phát sinh quá nhiều vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
  • Ước lượng khối lượng vật tư một cách chính xác từ đó có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo cho tốc độ hoàn thiện công trình được diễn ra theo đúng như kế hoạch ban đầu, tránh được những trường hợp không có sự chuẩn bị trước dẫn đến mua thừa gây lãng phí tốn kém, cũng như dự trù được nguồn chi phí cần thiết.
  • Bản vẽ thiết kế giúp công trình đảm bảo tính thẩm mỹ cao và đảm bảo kết cấu bền vững. Với những công trình đẳng cấp như biệt thự cổ điển Pháp thì việc nhờ những chuyên gia thiết kế để đảm bảo một công trình mang vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc cổ điển mà vẫn đảm bảo kết cấu bền vững thì phải là những người có kiến thức chuyên môn cao kinh nghiệm dày dặn mới thể hiện. Gia chủ không thể tính toán được chính các kết cấu dẫn đến các công trình bị ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ không đảm bảo độ an toàn 
  • Khi thiết kế bản vẽ các kiến trúc sư sẽ giúp gia chủ tính toán đảm bảo khả năng chịu lực công trình để không sợ công trình xảy ra sự cố và bố trí thiết bị một cách hợp lý nhất để tiện dụng cho việc sử dụng
prev_doitac next_doitac